TT HUẤN LUYỆN AN TOÀN- VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1-6_KIẾN AN

Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được phân chia thành 6 nhóm đối tượng chính. Trong bài viết này Trung tâm đào tạo chứng chỉ nghề AT-VS LĐ KIẾN AN sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về 6 nhóm.

HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1

An toàn lao động nhóm 1 được luật lao động quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP cấp ngày 15/05/2016 và  luật an toàn lao động, vệ sinh lao động  số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Quy định với ATLĐ nhóm 1 như sau:

ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN: Người quản lý phụ trách vệ sinh, an toàn lao động. Người quản lý này có thể là người đứng đầu đơn vị kinh doanh, tổ chức, phó quản lý, người phụ trách các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng hoặc các vị trí tương đương được luật ATVSLĐ quy định.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

–  Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

–  Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  • Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
  • Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
  • Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

VÌ SAO NGƯỜI QUẢN LÝ CẦN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG?

  • Nếu bạn là người làm công tác quản lý nghĩa là bạn đang là người đại diện cho người sử dụng lao động vì thế việc hiểu rõ hơn về công tác an toàn sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Ngoài ra, việc tham gia khóa huấn luyện an toàn lao động theo nghị định 44 là đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật. Việc này thể hiện được bạn không chỉ là người có trách nhiệm với người lao động mà còn với cả cộng đồng.

=> Nếu doanh nghiệp bạn có tai nạn lao động xảy ra – chỉ là trường hợp nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng, thì dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến kinh tế của chính bản thân người lao động. Họ phải tốn một khoản viện phí không nhỏ. Bạn cũng hiểu rằng mức lương của họ mỗi ngày là không nhiều. Thế nên khoản chi phí này cũng rất đáng kể với họ.

=> Chưa hết, nếu trường hợp người này là trụ cột chính của gia đình và tai nạn xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của chính họ. Trước tiên, gia đình họ sẽ là người gánh chịu những mất mát và tổn thất nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đó, là chính bạn. Bạn cũng sẽ bị tổn thất một khoản phí không hề nhỏ chút nào.

Về THỜI GIAN ĐÀO TẠO:Thời gian huấn luyện: 16 giờ ~ # 2 ngày.

CHỨNG NHẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 1: Giấy chứng chỉ an toàn lao động sau khi hoàn thành khóa huấn luyện ATVSLĐ dành cho nhóm 1 có thời hạn 2 năm, và bạn phải huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.

Khóa học huấn luyện an toàn vệ sinh lao động” của Viện đào tạo được trực tiếp giảng dạy bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và lý luận để thực hiện công tác tư vấn, giám sát, huấn luyện và xây dựng hệ thống an toàn sức khỏe môi trường cho tất cả lĩnh vực nhà máy sản xuất và xây dựng.

HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 2

ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN: Người làm công tác an toàn, vệ sinh trong lao động là đối tượng chính của chương trình huấn luyện an toàn lao động nhóm 2. Đối tượng này bao gồm: nhân viên chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở hoặc người giám sát các hoạt động an toàn ở tại nơi làm việc.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 

  • Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở;
  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
  • Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;
  • Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.

NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

  1. Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.
  3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  4. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  5. Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
  6. Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
  7. Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  8. Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
  9. Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

THỜI GIAN HUẤN LUYỆN

  • Huấn luyện lần đầu: 48h
  • Huấn luyện định kỳ: 24h

CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG 

– Học viên sau khi hoàn thành khóa học được cấp chứng chỉ an toàn nhóm 2

– Học viên sát hạch đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm

HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 3

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN

Đối tượng chính của chương trình tập huấn lao động thuộc nhóm 3 là Người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
  2. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  3. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  5. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

DANH MỤC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.

  1. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại.
  2. Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng,… thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, … các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ,…)
  4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng.
  5. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, vệ sinh các máy mài, cưa, phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt, đóng bao, đánh bóng, máy in công nghiệp, …
  6. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bong kim loại, làm sạch bề mặt kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc lò quay sản xuất xi măng,…
  7. Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.
  8. Các công việc làm việc trên song, tên biển, lặn dưới nước
  9. Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy
  10. Các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa.
  11. Các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao từ 30 GHz tới 300 GHz
  12. Các công việc làm việc ở nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, xử lý nước thải, rác thải.
  13. Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.
  14. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản,…
  15. Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình
  16. Các công việc về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, …
  17. Các công việc hàn, cắt kim loại.

THỜI GIAN TẦN SUẤT HUẤN LUYỆN 

  • Huấn luyện lần đầu: 24 giờ
  • Huấn luyện định kỳ: 12 giờ
  • Huấn luyện định kỳ: 2 năm 1 lần

HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 4

ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN: Những người lao động không có thuộc theo nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5. Bao gồm cả người học nghề & thử việc lao động.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

  1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
    STT Nội dung huấn luyện Thời gian(giờ)
    Tổng cộng Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
    I Kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động 5 5
    1 Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ tại cơ sở 1 1
    2 Chính sách, chế độ  về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động 1 1
    3 Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa. 2 2
    4 Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao đôn gj của cơ sở 1 1
    II Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương 6 3 3
    1 Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc ATLĐ, VSLĐ người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng 2 1 1
    2 Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến 2 1 1
    3 Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động 2 1 1
    III Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao 4 3 1
    1 Các yếu tố nguy hiểm , có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động 1 1
    2 Quy trình làm việc an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao 1 1
    3 Phối hợp làm việc tập thể 1 1
    Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện an toàn chung 1 1
    Cộng 16 12 4

    THỜI GIAN HUẤN LUYỆN:16 giờ ( 60phút/giờ – 2 ngày)

    HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH  LAO ĐỘNG NHÓM 5

    ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN: Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định đối tượng tập huấn là : Toàn bộ người làm công tác y tế.

    NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

    1. a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
    2. b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
    • Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.
    • Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
    • Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện áp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
    • Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
    1. c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:
    • Yếu tố có hại tại nơi làm việc: Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại.
    • Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
    • Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống.
    • Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp.
    • Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu, phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc.
    • An toàn thực phẩm: Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động. Nâng cao sức khỏe nơi làm việc. Phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
    • Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch. Phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.
    • Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
    • Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.
    • Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.
    • Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn. Vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN 

    STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN Thời gian huấn luyện (giờ)
    Tổng số Trong đó
    Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
    I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 8 8 0 0
    1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 6 6
    2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. 1 1
    3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 1 1
    II Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động 7 7 0 0
    1 Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. 1 1
    2 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. 4 4
    3 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. 1 1
    4 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. 1 1
    III Nội dung huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động 29 25 4
    1 Các yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 4 4
    2 Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và các biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp. 4 4
    3 Tổ chức và kỹ năng sơ cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc. 8 4 4
    4 An toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc. 4 4
    5 Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động. 2 2
    6 Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. 4 4
    7 Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. 2 2
    8 Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện các nhiệm vụ liên quan. 1 1
    IV Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 4 2 2
    Tổng cộng 48 42 6

     THỜI GIAN HUẤN LUYỆN

    Tổng thời gian huấn luyện an toàn nhóm 5 ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.

    CHỨNG NHẬN SAU KHÓA HỌC

    Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện , học viên sẽ nhận chứng chỉ an toàn lao động nhóm 5 theo Nghị định 44/20

    HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 6

    Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

    AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ GÌ ?

    An toàn vệ sinh lao động là các biện pháp bảo hộ lao động được đưa ra nhằm phòng và tránh các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

    An toàn vệ sinh lao động là biện pháp đi song song với an toàn lao động. Cả 2 khái niệm này được gọi chung là bảo hộ lao động.

    KẾ HOẠCH VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG

    Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được quy định cụ thể ở điều 76 của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luật an toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    Trích Điều 76. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động: 
    1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
    2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
    a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
    b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
    c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
    d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
    3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
    b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
    c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
    d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
    đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

    ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN 

    ♦ Điều 74 luật an toàn quy định về cán bộ An toàn, vệ sinh viên như sau:

    1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
    2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
    3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.

    NỘI DUNG HUẤN LUYỆN.

    Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

    THỜI GIAN HUẤN LUYỆN

    1. Huấn luyện lần đầu: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
    2. Huấn luyện khi chuyển đổi công việc: Đối tượng đã được huấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới.
    3. Huấn luyện lại: Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

    Huấn luyện định kỳ: Định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận huấn luyện có hiệu lực, người thuộc nhóm 6 phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ để được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.

    CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN

    Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ huấn luyện (thời hạn 2 năm).

    Hotline: 02353 563 222 | Email: [email protected]

Showing all 3 results