Quy định kiểm lắp đặt và kiểm định chống sét

Bộ Công an đã có những quy định được quy định tại TCVN về việc lắp đặt hệ thống chống sét và quy định bắt buộc kiểm định chống sét.

  • Quy định lắp đặt hệ thống chống sét

Quy định lắp đặt chống sét được quy định chi tiết tại nghị định 79/2014.

  • Quy định kiểm định hệ thống chống sét

Tại TCVN 9385:2012 có quy định chi tiết về việc kiểm định chống sét.

– Toàn bộ hệ thống chống sét phải được người có trình độ chuyên môn kiểm tra bằng mắt trong suốt quá trình lắp đặt.

– Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

– Việc kiểm tra nên được tiến hành định kỳ là 12 tháng.

– Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.

Nghĩa là: Phải kiểm định hệ thống chống sét sau khi lắp đặt lần đầu và bảo trì trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Các đơn vị có thẩm quyền kiểm định hệ thống chống sét:

  1. Sở Khoa học và công nghệ
  2. Công ty Điện lực, Vinacontrol, các đơn vị có thẩm quyền kiểm định theo quy định.
  3. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 79/2014 quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
  • TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông. Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất.
  • TCVN 9385:2012 Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 9888-1:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 1: Nguyên tắc chung.
  • TCVN 9888-2:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 2: Quản lý rủi ro.
  • TCVN 9888-3:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng.
  • TCVN 9888-4:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kế cấu.

Mức phạt không kiểm định chống sét

Không lắp đặt hệ thống chống sét thì mức phạt là bao nhiêu? Tại điều 35 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính PCCC.

Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

 

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét

Quy trình thực hiện kiểm định chống sét bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Kiểm tra sơ bộ hệ thống trên hồ sơ
  • Tiến hành kiểm tra chi tiết thực tế
  • Tiến hành đo đạt, kiểm tra điện trở
  • Ghi kết quả kiểm định, xử lý số liệu và kiến nghị
  • Cấp giấy kiểm định cho hệ thống chống sét nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn

 

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kĩ thuật

– Cần kiểm tra hồ sơ thiết kế và lắp đặt của hệ thống.

– Tiến hành đánh giá khả năng sử dụng và phạm vi bảo vệ.

– Nếu chu kì trước đó có kiểm định thì cần phải tham khảo qua.

Bước 2: Kiểm tra thực tế

– Đây là bước vô cùng quan trọng.

– Tiến hành so sánh sự phù hợp giữa hồ sơ và lắp đặt thực tế.

– Kiểm tra hệ thống cọc tiếp địa, kim thu sét, bộ đếm sét, dây thoát sét, thiết bị cắt lọc sét,…

Cu thể:

  • Kim thu sét phải nguyên vẹn, không bị bẻ cong hay rỉ sét.
  • Dây dẫn phải ngắn nhất, không tạo ra góc nhọn.
  • Không có dấu hiệu đứt hay gấp khúc, chủng loại dây đúng theo thiết kế.

– Kiểm tra khoảng cách an toàn.

– Đánh giá các tác động xung quanh đối với hệ thống.

Bước 3: Đo điện trở chống sét

– Thực hiện đo điện trở chống sét bằng máy đo.

– Theo quy định thì điện trở dưới 10 Ohm là đạt yêu cầu.

– Kiểm tra điện áp để đảm bảo không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.

– Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả đo và đề xuất

– Sau khi tiến hành đo điện trở và kiểm tra đánh giá kết quả.

– Nếu hệ thống không đạt sẽ kiến nghị với đơn vị sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa.

 

Các câu hỏi liên quan đến kiểm định chống sét: Thời gian kiểm định chống sét?

Tuy nhiên, tối thiểu phải kiểm tra 12 tháng / lần. Việc kiểm định chống sét có thể thực hiện thường xuyên để đảm bảo an toàn.

Cá nhân hộ gia đình có bắt buộc lắp đặt chống sét không?

Hiện tại, việc lắp đặt chống sét ở hình thức bắt buộc chỉ áp dụng dành cho đối tượng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn có thể tự lên kế hoạch lắp đặt chống sét gia đình để đảm bảo an toàn.

Trước khi kiểm định chống sét cần chuẩn bị những gì?

Việc kiểm định chống sét là đơn giản tuy nhiên chỉ dành cho những người có trình độ chuyên môn.

Trước khi kiểm định cần xác định một số yếu tố như sau:

1– Xác định sơ đồ bố trí các hệ thống chống sét.

2– Xác định số điểm tiếp đất.

3– Xác định số điểm cần đo của hệ thống chống sét.

4– Xác định vị trí tiếp đất của dây dẫn của từng hệ thống chống sét.

Thời gian kiểm định chống sét là bao lâu?

Thông thường thời gian kiểm định hệ thống chống sét rơi vào khoảng 1 – 3 ngày.

Khi kiểm định chống sét nhưng hệ thống lại không đạt yêu cầu?

Trong trường hợp hệ thống không đạt tiêu chuẩn thì phải hướng dẫn khắc phục.

Sau khắc phục thì tiến hành kiểm tra lại cho đến khi đạt yêu cầu.

Khi kiểm định chống sét phải lưu ý các vấn đề sau:

– Chỉ những cơ quan có thẩm quyền hoặc có năng lực mới có thể kiểm định chống sét.

– Thực hiện kiểm định đúng quy trình và tuân theo quy định của TCVN.

Chí phí kiểm định hệ thống chống sét?

Chi phí kiểm định chống sét là không nhiều. Giá chỉ cao đối với việc lắp đặt hệ thống chống sét lần đầu do phải lắp đặt các thiết bị và chi phí nhân công.

“Mỗi công ty doanh nghiệp có các hệ thống chống sét khác nhau nên mức giá sẽ là khác nhau.”

Hãy liên hệ: kienancompany.com

Hotline: 0888 308 222

Trả lời