CÔNG TY TNHH MTV TM DV TỔNG HỢP KIẾN AN

Trụ sở: Tổ 2, Khối 2, TT. Núi Thành, H. Núi Thành, T. Quảng Nam, VN.

13 thiết bị cứu hỏa trên tàu mà bạn phải nắm rõ

1-Thiết chữa cháy trên tàu bắt buộc phải có

Theo kinh nghiệm nhiều năm trong ngành pccc /danh-muc/thiet-bi-chua-chay-kien-anchúng tôi đưa ra lời khuyên cho các chủ tàu chú ý về các danh mục và cách đăng kiểm thường kiểm tra. Đây là những thông tin không nhằm mục đích giúp các chủ tàu tránh né quy định mà là những lưu ý để chủ tàu có thêm kiến thức.

2-Các bơm cứu hỏa chính và bơm cứu hỏa sự cố

  1. Tình trạng bơm cứu hỏa chính
  2. Tình trạng bơm cứu hỏa sự cố
  3. Thử áp lực bơm cứu hỏa thông qua 2 vòi phun, một chiếc ở mũi và một chiếc ở lái tàu

3-Hệ thống đường ống

  1. Tình trạng đường ống có bị rò rỉ.
  2. Các van dễ đóng mở bằng tay và ở tình trạng tốt.

4-Rồng cứu hỏa

  1. Các hộp rồng gắn đúng nơi qui định, được sơn và đánh dấu phù hợp
  2. Trong hộp có rồng đúng kích cỡ, chất lượng tốt, không rò chảy khi bơm áp lực cao
  3. Vòi phun có 2 chế độ(sương, thẳng) và ở trạng thái tốt

5-Bình chữa cháy xách tay

  1. Các bình xách tay được để đúng vị trí qui định
  2. Tất cả đang ở trạng thái hoạt động
  3. Có hướng dẫn sử dụng bằng ngôn ngữ làm việc
  4. Được trạm bảo dưỡng trên bờ kiểm tra hàng năm
  5. Các bình được thử áp lực định kì và có các biên bản kiểm tra kèm theo

6-Hệ thống chữa cháy cố định

  1. Hệ thống đang ở trạng thái hoạt động tốt
  2. Hệ thống được bảo dưỡng và kiểm tra định kì bởi trạm bảo dưỡng trên bờ
  3. Các bình áp lực được thử định kì và có biên bản kiểm tra kèm theo

7-Phun sương chữa cháy kho sơn

  1. Kho sơn có bố trí thiết bị chữa cháy
  2. Hệ thống phun sương chữa cháy hoạt động có hiệu quả

8-Mặt bích nối bờ quốc tế

  1. Có mặt bích quốc tế trên tàu và để đúng nơi đã qui định
  2. Kích thước phù hợp với qui định
  3. Có dấu hiệu cảnh báo nơi để mặt bích quốc tế

9-Bộ dụng cụ cứu hỏa

  1. Số lượng các trạm chứa dụng cụ cứu hỏa(Fire station) trên tàu phù hợp với qui định
  2. Có đủ số lượng các dụng cụ cứu hỏa trong mỗi trạm như qui định(bộ quần áo chống cháy, bộ bình khí thở, dây an toàn, đèn an toàn, rìu)
  3. Các dụng cụ cứu hỏa đang ở trạng thái tốt

10-Thiết bị thở thoát hiểm sự cố

  1. Có trang bị đủ số lượng thiết bị thở thoát hiểm sự cố
  2. Các thiết bị để đúng nơi qui định và có hướng dẫn sử dụng
  3. Các thiết bị có ở trạng thái làm việc

11-Hệ thống báo cháy

  1. Hệ thống báo cháy có hoạt động
  2. Có hướng dẫn sử dụng kèm theo bằng ngôn ngữ làm việc
  3. Thử hoạt động hệ thống báo cháy

12-Hệ thống báo động

  1. Thử công tắc báo động cứu hỏa chung
  2. Thử công tắc báo động cứu hỏa khu vực

13- Các công tắc đóng nhanh sự cố từ xa

Đăng kiểm thường kiểm tra hoạt động của các công tắc hay các van đóng nhanh từ xa khi có sự cố.

Sơ đồ bố trí cứu hỏa

  1. Có ống đựng sơ đồ bố trí thiết bị cứu hỏa bên ngoài mạn tàu không
  2. Trong ống có sơ đồ bố trí thiết bị cứu hỏa khôngSo Do Cuu Sinh Cuu Hoa Tren Tau

Sơ đồ cứu hỏa trên tàu

Các hệ thống chữa cháy cố định sử dụng trên tàu

Quy định theo công ước SOLAS (Công ước SOLAS)

Theo Chương II-2, Quy định 10, SOLAS, trên tàu có các kiểu hệ thống chữa cháy cố định như sau:

  • Hệ thống chữa cháy cố định bằng khí, như hệ thống CO2. Cấm sử dụng các hệ thống chữa cháy cố định sử dụng Halon 1211, 1301, 2402 và perfluorocarbon.
  • Hệ thống chữa cháy cố định bằng bột
  • Hệ thống chữa cháy bằng phun nước

Các hệ thống chữa cháy cố định, tùy theo quy định của SOLAS, dùng để trang bị cho buồng máy, các trạm điều khiển, buồng bơm (tàu chở hàng lỏng), các khu vực ở và phục vụ, nhà bếp, hệ thống phun nước trên tàu hàng, các không gian chứa hàng, các không gian chứa chất lỏng dễ cháy…

Lưu ý: Tất cả trang thiết bị chữa cháy cố định đều phải có cơ cấu dừng quạt gió, máy, bơm … từ bên ngoài không gian mà nó bảo vệ. Đồng thời phải có giải pháp đóng các cửa thông sáng, cửa ra vào, các van … từ bên ngoài.

Thiet Bi Cuu Hoa Tren Tau
Cần có thiết bị cứu hỏa trên tàu để phòng trường hợp sự cố cháy nổ

Áp dụng các hệ thống chữa cháy cố định

Hệ thống chữa cháy cố định bảo vệ kho sơn như sau:

  1. Hệ thống CO2, có lượng khí tự do tối thiểu bằng 40% tổng thể tích của không gian bảo vệ,
  2. Hệ thống bột khô, tối thiểu 0,5 kg/m3 cho không gian bảo vệ,
  3. Hệ thống phun nước hoặc lăng phun, 5 lít/m2 phút.

Hệ thống phun CO2 cố định dùng cho khoang hàng tàu RO-RO và buồng máy:

Khối lượng: 30% của khoang hàng lớn nhất (45 % boong tàu RO-RO) và 40% buồng máy, tốc độ phun tối thiểu (buồng máy ) 85% toàn bộ thể tích trong vòng 2 phút, nếu trên boong tàu Ro-Ro, phun 2/3 CO2 trong vòng 10 phút.

Hệ thống chữa cháy bằng khí đối với hàng nguy hiểm:

  • Tàu chở hàng nguy hiểm phải được trang bị một hệ thống chữa cháy cố định bằng CO2 hoặc bằng khí trơ trong bất kỳ không gian chứa hàng nào thỏa mãn yêu cầu của Bộ luật các hệ thống an toàn chống cháy.
  • Buồng bơm hàng của tàu hàng lỏng phải được bảo vệ bằng một trong các hệ thống chống cháy nói trên.

Bộ trang phục chống cháy

Một bộ trang phục chống cháy (Fireman’s outfit) gồm có:

  1. Bình thở (B.A. Sets)
  2. Đèn pin an toàn xách tay dùng trong 3 giờ (Portable battery operated safety lamp)
  3. Rìu chữa cháy (Fireman’s axe)
  4. Quần áo bảo vệ (Protective clothing)
  5. Ủng và găng tay không dẫn điện (Boots and gloves) (chẳng hạn bằng cao su).
  6. Mặt nạ mũ cứng (Rigid helmet)

Sơ đồ kiểm soát cháy và vị trí đặt nó

Sơ đồ kiểm soát cháy

Sơ đồ kiểm soát cháy (Fire control plans) là một bản vẽ chi tiết cho biết đầy đủ toàn bộ thiết bị chữa cháy gồm bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy di động và trang bị chữa cháy cố định và địa điểm chính xác của chúng trong từng khu vực trên tàu bao gồm nơi nạp các bình chữa cháy xách tay, nơi lưu trữ dụng cụ trang bị chữa cháy.

Sơ đồ kiểm soát cháy cũng chỉ rõ lối tiếp cận và các đường thoát hiểm ở các khu vực khác nhau cũng như các thiết bị/họng/vòi rồng/vòi phun chữa cháy và vị trí chính xác của chúng trong khu vực.

Trong sơ đồ còn có vị trí các bơm cứu hỏa, bơm la canh, bơm cứu hỏa sự cố, các bố trí hệ thống chữa cháy, vách ngăn, van cách ly, vị trí các điểm/cầu dao chuyển đổi khởi động các bơm trong trường hợp khẩn cấp.

Sơ đồ còn hiển thỉ rõ vị trí buồng máy, hầm hàng, khu vực sinh hoạt, phòng ăn, nhà bếp, kho, hệ thống thông gió, quạt thải gió và tấm chắn … cũng như vị trí từ đó có thể điều khiển/đóng chúng trong trường hợp khẩn cấp.
Sơ đồ kiểm soát cháy phải được kiểm tra định kỳ và cập nhật khi có những thay đổi thiết bị, số lượng hoặc vị trí và được Đăng kiểm phê duyệt.

Vị trí đặt sơ đồ kiểm soát cháy

a) Sơ đồ kiểm soát cháy với tỷ lệ lớn được treo trong khu vực sinh hoạt của sĩ quan, thuyền viên, buồng lái, buồng máy, buồng điều khiển máy và tại các lối đi chính trên tàu.

b) Hai bản sao sơ đồ kiểm soát cháy được lưu giữ trong hai ống thép sơn màu đỏ và được đánh dấu “Fire Control Plan” màu trắng gắn vào bên trong mạn tàu ở hai bên cánh gà ngay lối đi. Ống thép có nắp đậy dễ mở. Khi cần có sự hỗ trợ từ lực lượng chữa cháy trên bờ, đặc biệt khi toàn bộ thuyền viên đã rời tàu, thì “Sơ đồ kiểm soát cháy” trong ống thép có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho họ để triển khai chống cháy hiệu quả.

Thời hạn kiểm tra và bảo dưỡng trang bị chữa cháy di động

Đăng kiểm Việt Nam có quy định rõ ràng và cụ thể về thời hạn kiểm tra, bảo dưỡng trang bị chữa cháy di động như sau:

Thời hạn bảo dưỡng và kiểm tra

Các bình chữa cháy xách tay (portable fire extinguisher), bình chữa cháy không phải loại xách tay (non-portable fire extinguisher) sử dụng chất lỏng (bình xôđa-axít, bình nước), chất tạo bọt, CO2, bột hoá chất khô và thiết bị tạo bọt di động (portable foam applicator), phải được kiểm tra bởi các cơ quan chuyên môn được VR công nhận trong khoảng thời gian cách nhau không quá 12 tháng. Mỗi bình đều phải có nhãn ghi rõ ngày kiểm tra, tên, chữ ký của người kiểm tra và dấu của cơ quan kiểm tra.

Thời hạn nạp bình chữa cháy

Bất kể trường hợp còn hay không còn thì khi đến thời hạn bạn phải nạp bình chữa cháy đầy đủ:

– Xô-đa-axít hoặc nước: 12 tháng

– Bình bột: 12 tháng.

– Bột hoá chất khô: theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng không được quá 5 năm.

– CO2: lượng CO2 trong bình phải được kiểm tra hàng năm (các đợt kiểm tra cách nhau không quá 12 tháng), nếu lượng CO2 bị hao hụt quá 10% thì bình phải được nạp bổ sung hoặc nạp lại.

– Chất tạo bột của các thiết bị tạo bột di động phải được thay mới trong khoảng thời gian cách nhau không quá 2 năm.

Thời hạn thử áp lực

Các bình chữa cháy nói trên (trừ thiết bị tạo bột di động) phải được thử áp lực trong khoảng thời gian cách nhau không quá 10 năm.

Thời hạn kiểm tra và bảo dưỡng trang bị chữa cháy cố định

Đăng kiểm Việt Nam quy định về thời hạn kiểm tra và bảo dưỡng đối với các trang bị chữa cháy cố định trên tàu như sau:

Thời hạn bảo dưỡng hệ thống chữa cháy cố định

a) Các hệ thống chữa cháy cố định sử dụng CO2, bột hoá chất khô, bọt, hệ thống phun nước có áp suất và hệ thống khí trơ của tàu dầu phải được bảo dưỡng bởi cơ quan chuyên môn được VR công nhận trong khoảng thời gian cách nhau không quá 2 năm đối với tàu hàng và 1 năm một lần đối với tàu khách.

b) Lượng CO2 trong các bình chứa hoặc thùng chứa phải được kiểm tra và thử. Áp suất thử đối với phần đường ống từ bình chứa đến van điều khiển xả khí cho mỗi khu vực là 3,4 N/mm2; đối phần phần đường ống từ van điều khiển xả đến các miệng xả là 0,98 N/mm2.

c) Nếu lượng CO2 trong các bình của hệ thống chữa cháy dùng CO2 bị hao hụt quá 10% và lượng halon trong các bình của hệ thống chữa cháy dùng halon bị hao hụt quá 5% thì các bình này phải được nạp bổ sung.

d) Chất tạo bột của hệ thống bọt cố định phải được kiểm nghiệm khả năng chữa cháy khi đã nạp vào thùng chứa được 5 năm và sau đó cứ 12 tháng phải được kiểm nghiệm một lần.

e) Bột hoá chất khô của hệ thống chữa cháy cố định phải được thay mới theo đúng quy định của nhà sản xuất hoặc 5 năm, lấy thời hạn nào ngắn hơn.

f) Các van điều khiển của hệ thống chữa cháy cố định phải được kiểm tra bên trong ít nhất 5 năm một lần.

g) Các trang thiết bị của hệ thống khí trơ phải được kiểm tra ở trạng thái tháo rời (kiểm tra bên trong) tối thiểu 5 năm một lần.

Thời hạn kiểm tra bên trong và thử áp lực định kỳ các bình chứa chất chữa cháy

Việc kiểm tra và thử phải do cơ quan chuyên môn được VR công nhận thực hiện:

a) Các bình (thùng) chứa CO2 của hệ thống chữa cháy dùng CO2 phải được kiểm tra bên trong và thử áp lực định kỳ trong khoảng thời gian cách nhau không quá 10 năm. Tại mỗi đợt kiểm tra và thử này, tối thiểu 10% các bình CO2 trên tàu phải được kiểm tra bên trong và thử áp lực; lưu ý là các bình được kiểm tra và thử không được trùng với các bình đã được kiểm tra và thử lần trước. Nếu kết quả kiểm tra và thử một trong các bình này không thoả mãn thì tất cả các bình còn lại phải được kiểm tra bên trong và thử áp lực.

b) Tại các đợt nạp lại hoặc nạp bổ sung chất chữa cháy, các bình (thùng) chứa CO2 của hệ thống chữa cháy cố định phải được kiểm tra bên trong và thử áp lực, nếu lần thử gần nhất đã được thực hiện quá 10 năm về trước.

c) Các thùng chứa xô CO2 áp suất thấp (low pressure CO2 bulk storage container) phải được kiểm tra bên trong nếu CO2 chứa trong bình được xả hết ra ngoài; tuy nhiên đối với các thùng chứa đã được sử dụng trên 5 năm, thì khoảng cách giữa hai lần kiểm tra bên trong không được quá 5 năm.

d) Các thùng chứa bột hoá chất khô của hệ thống chữa cháy dùng bột hoá chất khô phải được kiểm tra bên trong tối thiểu 5 năm một lần.

e) Các két chứa bộtcủa hệ thống chữa cháy dùng bọt phải được kiểm tra bên trong và thử áp lực khi bọt chứa trong bể được thay mới; tuy nhiên khoảng cách tối đa giữa hai lần kiểm tra bên trong và thử áp lực không được quá 10 năm.

f) Két áp lực của hệ thống phun nước có áp suất phải được kiểm tra bên trong và thử áp lực tối thiểu 5 năm một lần.

Thời hạn kiểm tra hệ thống phát hiện báo cháy

Quy định nói rõ về thời hạn kiểm tra hệ thống phát hiện báo cháy, bộ trang phục cho người chữa cháy, bộ dụng cụ thở thoát hiểm eedb như sau.

Hệ thống phát hiện và báo cháy

Phải được kiểm tra, bảo dưỡng và thử bởi cơ quan chuyên môn được VR công nhận trong khoảng thời gian cách nhau không quá 2 năm đối với tàu hàng và 1 năm một lần đối với tàu khách.

Thiết bị thở của bộ trang bị cho người chữa cháy

Phải được kiểm tra và thử bởi bởi cơ quan chuyên môn được VR công nhận trong khoảng thời gian cách nhau không quá 2 năm đối với tàu hàng và 1 năm một lần đối với tàu khách.

Các bình chứa không khí của thiết bị thở tự cung cấp không khí trong bộ trang bị cho người chữa cháy phải được thử áp lực tối thiểu 5 năm một lần.

Bộ dụng cụ thở dùng thoát hiểm (EEDB)

Phải được kiểm tra và thử bởi cơ quan chuyên môn được VR công nhận trong khoảng thời gian do nhà sản xuất quy định, nhưng không được quá 2 năm.

Công ước SOLAS (công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển) ra đời với mục đích quy ước các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang thiết bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn tính mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả thuyền viên và các hành khách. Do vậy, việc trang bị thiết bị cứu hỏa trên tàu là điều bắt buộc nhằm bảo vệ an toàn sinh mạng cho con người trong tình huống khẩn cấp.

//kienancompany.com

Related posts