Quy định trang bị bình chữa cháy
Trích tại TCVN 3890:2009:
5.1.1 Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
Nghĩa là các khu vực thuộc hạng mục nhà và công trình có nguy hiểm về cháy nổ thì bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy.
5.1.2 Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được.
Bố trí bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc mặt của từng loại bình.
5.1.3 Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình chữa cháy.
Khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đên điểm xa nhất cần bảo vệ được quy định tại bảng như sau:
Mức nguy hiểm cháy | Định mức trang bị | Đối với đám cháy rắn (m) | Đối với đám cháy lỏng (m) |
Thấp | 1 bình / 150m² | 20 | 15 |
Trung bình | 1 bình / 150m² | 20 | 15 |
Cao | 1 bình / 50m² | 15 | 15 |
Bạn có thể tham khảo hạng mục nhà và công trình nguy hiểm về cháy nổ tại phụ lục C của TCVN 3890:2009.
về quy định lắp đặt hệ thống PCCC.
Trang bị bình chữa cháy cũng chính là cách bạn quan tâm đến tính mạng của bản thân và gia đình mình.
Ngoài trang bị bình chữa cháy thì cần trang bị thêm gì?
Cũng trong thông tư này, Bộ Công an cũng ban hành chi tiết về các thiết bị phải trang bị cho nhà và công trình thuộc diện nguy hiểm về cháy nổ.
Cụ thể bao gồm:
– Bình chữa cháy: Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động.
– Hệ thống báo cháy tự động.
– Hệ thống chữa cháy: Các hệ thống báo cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, hệ thống họng nước chữa cháy, hệ thống cấp nước chữa cháy.
– Phương tiện chữa cháy cơ giới: Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động.
– Phương tiện cứu người: Dây cứu người, thang dây, ống cứu người.
– Phương tiện bảo hộ chống khói: Khẩu trang phòng độc, mặt trùm lọc độc.
– Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: Biển báo chỉ dẫn,nội quy tiêu lệnh, đèn chiếu sáng sự cố, đèn exit,…
– Dụng cụ phá dỡ thông thường: Kìm cộng lực, cưa tay, búa thoát hiểm, xà beng.
– Dụng cụ chữa cháy thô sơ: Phuy, bể chứa nước, cát, xô thùng, câu liêm, bồ cào, thang, bơm tay,…
– Chất chữa cháy: Nước, bọt, bột, khí.
Tóm tắt về từng bộ phận, phương tiện như sau:
#1 Bình chữa cháy và hệ thống báo cháy
Hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị cho nhà và công trình quy định tại Phụ lục C.
(Phải trang bị và lắp đặt, đối tượng nằm trong phụ lục C của TCVN 3890:2009 như ở trên)
./.
#2 Phương tiện chữa cháy cơ giới
Các kho lớn, cảng hàng không, cảng biển, cơ sở trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, khu công nghiệp ngoài việc trang bị hệ thống chữa cháy.
Phải trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy sử dụng được cả nước và bọt để chữa cháy. Đối tượng và định mức trang bị tối thiểu được quy định tại Bảng 6.
#3 Phương tiện cứu người, chiếu sáng
Các chung cư, khách sạn cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người/tầng phải trang bị phương tiện cứu người.
Việc trang bị phương tiện cứu người đối với từng công trình sẽ do Bộ Công an quy định.
Phương tiện cứu người phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn theo quy định của NSX.
Vị trí lắp đặt phương tiện cứu người phải phù hợp với yêu cầu và tính năng của phương tiện.
Trang bị nội quy tiêu lệnh giúp mọi người có thể tuân thủ các quy tắc an toàn PCCC.
Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn thuộc các đối tượng sau:
a) Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người.
b) Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người.
c) Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số người làm việc lớn hơn 50 người.
d) Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng.
đ) Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người.
e) Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.
– Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.
– Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải nhìn thấy rõ được chữ “LỐI RA” hoặc “EXIT”.
– Đèn chiếu sáng sự cố phải được lắp đặt ở các khu vực cửa ra vào, hàng lang, cầu thang thoát hiểm.
– Vị trí giữa các đèn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát và khoảng cách không quá 30m.
4 Dụng cụ phá dỡ
Hạng mục phải trang bị dụng cụ phá dỡ cho nhà và công trình:
a) Nhà sản xuất.
b) Kho tàng.
c) Nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống.
d) Các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện.
đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác.
e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ, vũ trường.
f) Chợ, trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.
Phải trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công trình tại quy định.
Bố trí tại các khu vực thường trực phòng cháy chữa cháy.
#5 Phương tiện bảo hộ chống khói
Phương tiện bảo hộ chống khói được trang bị cho các khách sạn và bố trí trong phòng tại ví trí dễ thấy, dễ lấy.
Trang bị tối thiểu một người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc.
Có biển chỉ dẫn thoát nạn và biển chỉ báo các vị trí lắp đặt phương tiện cứu người trong đám cháy ở các vị trí dễ quan sát.
#6 Dụng cụ chữa cháy thô sơ
Dụng cụ chữa cháy thô sơ được trang bị cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, chợ, kho hàng hoá, cơ sở sản xuất và nhà ở gia đình,…
Nếu bạn chưa biết, thì đối với những công ty lớn, có nhiều người thì cần phải thành lập đội phòng cháy chữa cháy.
Đội này sẽ có trách nhiệm đảm bảo an toàn PCCC cho doanh nghiệp – cơ sở, đội cũng là người chịu trách nhiệm chữa cháy khi có sự cố.
Đội phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có 2 loại bao gồm: Đội PCCC cơ sở và đội PCCC chuyên ngành.
Thiết bị PCCC phải trang bị cho đội PCCC
Tại thông tư 56/2014, Bộ Công an có quy định danh mục bắt buộc phải trang bị cho:
Lực lượng dân phòng ; Đội PCCC chuyên ngành ; Đội PCCC cơ sở.
Tuy nhiên, bạn chỉ cần quan tâm về hạng mục trong đội PCCC chuyên ngành và đội PCCC cơ sở.
Dưới đây là danh mục thiết bị cho từng đội PCCC khác nhau:
Danh mục thiết bị PCCC bắt buộc phải trang bị cho lực lượng PCCC cơ sở
STT | DANH MỤC | ĐƠN VỊ TÍNH | SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU | NIÊN HẠN SỬ DỤNG |
1 | – Vòi chữa cháy có đường kính 66mm, dài 20m | Cuộn | Vòi: 06 | Hỏng thay thế |
– Lăng chữa cháy A (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời) | Chiếc | Lăng: 02 | Hỏng thay thế | |
2 | Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời) | Chiếc | 01 | Hỏng thay thế |
3 | Bình bột chữa cháy 8kg | Bình | 05 | Theo quy định của nhà sản xuất |
4 | Bình chữa cháy CO2 5kg | Bình | 05 | Theo quy định của nhà sản xuất |
5 | Mũ chữa cháy | Chiếc | 01 người/01 chiếc | 03 năm |
6 | Quần áo chữa cháy | Bộ | 01 người/01 bộ | 02 năm |
7 | Găng tay chữa cháy | Đôi | 01 người/01 đôi | Hỏng thay thế |
8 | Ủng chữa cháy | Đôi | 01 người/01 đôi | Hỏng thay thế |
9 | Khẩu trang lọc độc | Chiếc | 01 người/01 chiếc | Hỏng thay thế |
10 | Đèn pin chuyên dụng | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
11 | Câu liêm, bồ cào | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
12 | Bộ đàm cầm tay | Chiếc | 02 | Theo quy định của nhà sản xuất |
13 | Dây cứu người | Cuộn | 02 | Hỏng thay thế |
14 | Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương) | Hộp | 01 | Hỏng thay thế |
15 | Thang chữa cháy | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
16 | Loa pin | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
Danh mục thiết bị PCCC bắt buộc phải trang bị cho lực lượng PCCC chuyên ngành
STT | DANH MỤC | ĐƠN VỊ TÍNH | SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU | NIÊN HẠN SỬ DỤNG |
1 | Phương tiện chữa cháy cơ giới | Chiếc | Thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy | Theo quy định của nhà sản xuất |
2 | – Vòi chữa cháy có đường kính 66mm, dài 20m | Cuộn | Vòi: 06 | Hỏng thay thế |
– Lăng chữa cháy A (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời) | Chiếc | Lăng: 02 | Hỏng thay thế | |
3 | Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời) | Chiếc | 01 | Hỏng thay thế |
4 | Bình bột chữa cháy 8kg | Bình | 05 | Theo quy định của nhà sản xuất |
5 | Bình chữa cháy CO2 5kg | Bình | 05 | Theo quy định của nhà sản xuất |
6 | Mũ chữa cháy | Chiếc | 01 người/01 chiếc | 03 năm |
7 | Quần áo chữa cháy | Bộ | 01 người/01 bộ | 02 năm |
8 | Găng tay chữa cháy | Đôi | 01 người/01 đôi | Hỏng thay thế |
9 | Ủng chữa cháy | Đôi | 01 người/01 đôi | Hỏng thay thế |
10 | Khẩu trang lọc độc | Chiếc | 01 người/01 chiếc | Hỏng thay thế |
11 | Đèn pin chuyên dụng | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
12 | Câu liêm, bồ cào | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
13. | Bộ đàm cầm tay | Chiếc | 02 | Theo quy định của nhà sản xuất |
14. | Dây cứu người | Cuộn | 02 | Hỏng thay thế |
15 | Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương) | Hộp | 01 | Hỏng thay thế |
16 | Thang chữa cháy | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |
17. | Quần áo cách nhiệt | Bộ | 02 | Hỏng thay thế |
18. | Quần áo chống hóa chất (trang bị cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất) | Bộ | 02 | Hỏng thay thế |
19 | Quần áo chống phóng xạ (trang bị cho cơ sở hạt nhân) | Bộ | 02 | Hỏng thay thế |
20 | Mặt nạ phòng độc lọc độc | Bộ | 03 | Hỏng thay thế |
21 | Mặt nạ phòng độc cách ly | Bộ | 02 | Hỏng thay thế |
22 | Loa pin | Chiếc | 02 | Hỏng thay thế |